“Cha mẹ thường hay nói không rất nhiều với con cái. Đó là một phản ứng phản xạ và thường là bản năng. Đối với một đứa trẻ, việc nghe từ không thường xuyên có thể ảnh hưởng lâu dài đối với chúng. Nó sẽ khiến trẻ cảm thấy những ý kiến của mình không được lắng nghe và dần sẽ không đưa ra ý kiến hay suy nghĩ của mình với người lớn. Lâu dần, cha mẹ sẽ không biết thực sự con mình đang suy nghĩ và muốn điều gì”, nhà tâm lý học trẻ em Laura Markham nói.
“Là một người mẹ, tôi muốn nói đồng ý với con trai tôi mọi lúc. Ngay cả khi tôi cần phải nói ‘không’, tôi sẽ cố gắng để không làm tổn thương con. Tuy nhiên, việc nói ‘không’ cũng rất quan trọng. Bạn cần phải biết cách nói không trong những trường hợp cụ thể như một cách để giáo dục trẻ.
Dưới đây là 7 trường hợp Markham khuyên bạn nên nói không với trẻ để giúp chúng hạnh phúc và trưởng thành hơn.
1. Trong bãi đỗ xe
Bãi đậu xe là nơi các phương tiện ra vào liên tục. Những đứa trẻ thường quá thấp và mải chơi không chú ý tới những chiếc xe xung quanh. Do vậy, đây là khu vực khá nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Bạn phải luôn luôn chú ý tới chúng trong khu vực này. Tốt nhất, nói với trẻ nắm tay bạn khi ở bãi đậu xe hoặc để chúng giữ xe đẩy hay túi đồ.
Hãy nghiêm túc nói chúng không được chạy nhảy hay đùa nghịch vì điều đó có thể khiến chúng bị thương. Bạn cần tỏ ra thật kiên quyết nhưng cũng đầy cảm thông và giải thích với trẻ tại sao bạn làm vậy.
2. Khi con làm tổn thương người khác
3. Khi con bạn chứng kiến hoặc tham gia vào trò nắt nạt
Bạn cần phải giải thích với trẻ rằng không thể dùng sức mạnh để giải quyết vấn đề. Nếu con bạn tham gia vào các trò bắt nạt ở bất cứ đâu, hãy nghiêm túc nói không và phê bình trẻ. Thậm chí, nếu chúng chứng kiến một trò bạo lực, bạn cũng nên nói ‘không’.
4. Khi con bạn phá hủy tài sản cá nhân
Dạy trẻ biết quý trọng tài sản của mình cũng như của người khác ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp chúng biết trân trọng đồ đạc của bản thân và trở thành một người lịch sự. Bất cứ khi nào bạn thấy trẻ phá hoại đồ đạc, hãy nghiêm khắc phê bình và dạy dỗ chúng. Bạn cần phải nói ‘không’ ngay cả khi đó là món đồ nhỏ, không giá trị. Bằng cách này, trẻ sẽ ghi nhớ và trưởng thành tốt hơn.
5. Khi trẻ nghịch ngợm ở nhà hàng
Nếu bạn không thể kiểm soát được những đứa trẻ khi đi nhà hàng thì tốt nhất đừng mang chúng theo. Ai cũng cần có không gian thoải mái riêng tư. Đừng để những đứa trẻ đùa nghịch và làm ảnh hưởng tới bữa ăn của người khác. Bạn nên dạy trẻ những quy tắc khi đi ăn hàng và yêu cầu chúng tuân thủ. Hoặc là ngoan ngoãn và nghe lời hoặc là không có lần sau. Bạn cũng cần dạy trẻ tôn trọng những người phục vụ và biết ơn họ. Nếu trẻ quậy phá, hãy kiên quyết nói không với chúng. Điều này sẽ khiến con bạn trở thành một người lịch sự và nhã nhặn.
6. Trên máy bay
Hãng hàng không luôn có các quy tắc và yêu cầu nhất định phải tuân theo, bất kể tuổi tác. Ví dụ như không được đá vào ghế của người ngồi đằng trước, không làm ảnh hưởng tới những người xung quanh hay không lớn tiếng, làm ồn. Việc ngồi trên máy bay một thời gian dài sẽ khiến trẻ buồn chán và nghịch ngợm. Đó là một không gian chung, bởi vậy, hãy lưu ý trẻ tuân thủ những quy định khi trên máy bay.
7. Khi bạn dạy trẻ về người lạ
Phụ huynh không thể ở bên con trong mọi lúc mọi nơi nên cần trò chuyện với con nhiều hơn về cách cư xử với người lạ. Trẻ em cần được biết rằng, chúng không bao giờ được đi với những người không quen biết hay người mà cha mẹ chưa cho phép trong bất cứ trường hợp nào.
Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể suy xét và đưa ra nhiều tình huống để con có ứng xử cho phù hợp và khéo léo. Hãy cùng con phân tích và tìm cách xử lý này những tình huống có thể xảy ra, kể cả trong tình huống xấu nhất.
Khi dạy con đối phó người lạ, bố mẹ có thể giải thích cho con biết thế giới vốn đa diện, bên cạnh những người tốt vẫn còn có nhiều người chưa tốt. Nếu trẻ biết cách ứng xử đúng mực trước người lạ, chúng có thể tự bảo vệ bản thân và có bản lĩnh, tự tin khi bước vào những môi trường mới.