Khen ngợi & khích lệ hiệu quả hơn là trừng phạt & la rầy nhưng hãy khen con đúng cách
Có một thực tế là phần đông chúng ta luôn nhạy bén với lỗi lầm của người khác, nhất là của con trẻ. Vì thế, cha mẹ thường có phản xạ rất nhanh trong việc chỉ ra lỗi sai, và luôn rốt ráo ρнê bình khi con phạm lỗi.
Ngược lại, trong vai là cha mẹ, mỗi khi con làm được việc tốt, hoặc không làm phiền hay quấy rầy, thì chúng ta lại xem đó là chuyện đương nhiên, mặc định rằng con phải biết như thế và bỏ qua, không cần phải nghen ngợi hay ghi nhận.
Nhưng sự thật là, tất cả trẻ em đều luôn cần được chú ý đến. Nếu chúng ta không chú ý khi trẻ có biểu hiện tốt, mà chỉ thể hiện sự chú ý khi trẻ thể hiện hành vi không tốt (dù là chú ý tiêu cực như la mắɴg, đôi co, giảng giải, nhắc nhở quá nhiều…), dần dà trẻ sẽ hiểu rằng: “À, muốn người lớn chú ý đến mình, hãy cứ làm những việc đó”.
Việc đầu tiên cần làm khi muốn thay đổi hành vi của con, đó là người lớn hãy tập khen ngợi con đúng cách, đúng lúc và đúng việc! Cha mẹ hãy xác định:
– Những hành vi chưa tốt của con = “Hành vi đỏ” – Red behaviours
– Vậy, những hành vi tốt mà ngược lại với “Hành vi đỏ”, hãy xác định các “Hành vi xanh” – Green behaviours.
Và từ giờ, hãy tập trung để ý khen ngợi ghi nhận bất cứ khi nào con có biểu hiện của “hành vi xanh” – Green behaviours.
Một ngày chúng ta chỉ có 24 giờ thôi, nếu con được khích lệ và khuyến khích mỗi khi con có “hành vi xanh”, và thường xuyên lặp lại chúng, chắc chắn con sẽ không còn thời gian để thể hiện “hành vi đỏ” nữa!
Khen ngợi cũng cần phải có chiếɴ lược, không phải chỉ cần nói “Ôi, con của mẹ giỏi quá!” hay “À, con của bố thật ngoan” là được. Khen ngợi con không đúng cách, ngược lại, sẽ còn phản tác dụng.
5 lưu ý rất quan trọng để thực hiện khen ngợi đúng cách:
1. Khen hành động cụ thể, và sự cố gắng của con, không khen chung chung, cũng không khen bản thân con
Đừng nói: “Con thật là ngoan/ giỏi/ tuyệt vời vì con đã làm việc abc…”, nói như vậy sẽ có tác dụng ngược lại, con sẽ hiểu rằng nếu con không làm abc nghĩa là con hư/ không giỏi/ không tốt.
“A, con xếp giày thật là ngay ngắn quá!”, “Hãy xem con của mẹ đã biết dọn dẹp đồ chơi gọn gàng chưa này!” hoặc: “Ôi con đã biết tự giác đáɴʜ răng thật sạch sẽ để chuẩn bị đi học này, hay quá!”.
2. Luôn khen ngợi ngay sau khi hành động xảy ra
Đừng đợi đến bữa cơm tối mới nhớ ra để khen việc lúc sáng con đã tự giác mang giày khi đi học. Trì hoãn lời khen sẽ không có tác dụng khuyến khích tích cực với con.
3. Tuyệt đối không gắn tình yêu thương của bố mẹ vào hành động của con
Đừng nói: “Vì con đã làm abc nên bố mẹ rất là yêu con”. Vì sự thật là nếu con không làm thì bố mẹ vẫn yêu con cơ mà.
4. Không gắn cảm xúc của bố mẹ vào
Đừng nói: “Bố mẹ thật vui khi con đã làm abc…”, hãy để cho con hiểu rằng dù con không làm thì cũng không ảnh hưởng đến niềm vui của bố mẹ, con không có trách nhiệm phải làm cho bố mẹ vui lòng. Những hành động của con sẽ có ích cho tương lai của chính con.
5. Đừng bao giờ trách móc sau câu khen con
Đây là điều quan trọng nhất. Khi con đã thực hiện được một việc tốt, bố mẹ hãy vui mừng reo lên: “Ôi giỏi quá, con đã dọn xong đồ chơi đúng như lời mẹ dặn rồi!” và vỗ vai hoặc ôm hôn con và kết thúc lời nói tại đây. Đừng nói với theo: “Con cứ như thế này có phải là ngoan không? Sao mọi khi con cứ phải để mẹ mắɴg làm gì cho мệᴛ? Lần sau cứ thế mà làm nhé”… – tất cả mọi công sức khen ngợi sẽ không còn tác dụng, vì con lại cảm giác như mình bị than phiền và khiển trách nhiều hơn là được động viên.
Khi khen ngợi con hãy kết hợp với một hành động tình cảm dành cho con: xoa đầu, ôm con, vỗ vai, thơm má con, …
Theo cuocsonghp.com