Theo các chuyên gia, trẻ từ 0 đến 5 tuổi là khoảng thời gian ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời. Trong 5 năm này, bất kỳ trải nghiệm và học tập nào cũng sẽ ảnh hưởng đến sự pнát triển của não bộ, từ đó định hướng cho tương lai của trẻ, xáç định điểm mạnh và điểm yếu.
Nếu bạn là bậc cha mẹ, nếu bạn quan tâm đến sự pнát triển sau này của con mình, bạn nhất định sẽ không để năm năm này trôi qua một cách vô ích. Cha mẹ nên dạy 6 kỹ năng cuộc sống thiết thực cho con trước 5 tuổi, đây đều là những kiến thức quen thuộc, gần gũi, biết sớm con sẽ xuất pнát tốt hơn các bạn cùng lứa.
Nhận biết màu sắc
Một trong những điều cha mẹ dạy cho con trước 5 tuổi chính là nhận biết màu sắc. Trẻ con lúc này có trí nhớ rất tốt, tranh thủ dạy con nhận biết màu sắc qua quần áo, đồ chơi, thức ăn… trẻ sẽ nhớ nhanh và nhớ lâu.
Thường xuyên cùng con nhận diện và gọi tên màu sắc, điều này không chỉ giúp con rèn mắt, nhận biết màu sắc tốt mà còn góp phần pнát triển trí tưởng tượng, óc sáng tạo nghệ thuật cho con sau này.
Chuyển động tay
Một đôi tay lanh lẹ, khéo léo sẽ hỗ trợ rất nhiều cho trẻ sau này từ học tập đến các hoạt động vui chơi, sáng tạo, nghệ thuật. Mặt khác, những chuyển động tay từ giai đoạn sơ sinh cũng góp phần thúc đẩy não bộ pнát triển.
Vì thế cha mẹ nên cho con chơi những trò chơi rèn luyện tay nhiều hơn. Ví dụ trò ném bóng, tô vẽ, hoặc mẹ có thể dạy bé cách xếp giấy, xếp quần áo, vừa để con được phụ việc nhà, lại luyện kỹ năng tay cho trẻ.
Kích thước/trọng lượng
Một quả táo có thể được chia thành lớn và nhỏ, cũng như nặng và nhẹ. Thông qua những so sánh, trao đổi hàng ngày giữa cha mẹ và con, cha mẹ hãy dạy con biết cách so sánh, nhận biết về kích thước, trọng lượng.
Có thể con còn quá nhỏ để học hết về các đơn vị đo lường như tấn, tạ, kilogam hay cenϯiмet, milimet nhưng việc phân biệt lớn hơn bé hơn, nặng hơn nhẹ hơn, nhiều hơn ít hơn thì có thể dạy con được.
Nhận thức các đồ vật xung quanh
Đưa con đi siêu thị mua sắm cũng là một cơ hội học tập tốt. Đầu tiên, hãy lập danh sách mua sắm cùng con, sau đó cùng con đi tìm vị trí của từng mặt hàng, nói ᴄôпg dụng, gọi tên đồ vật cho con nhận biết và ghi nhớ.
Trẻ em nhỏ sẽ khó có thể tưởng tượng và biết nhiều về những đồ vật xung quanh hay thức ăn ở trên đĩa. Đưa con đi siêu thị hay vào bếp là cách để con được tiếp xúc các sự vật một cách chi tiết nhất.
Con có thể nhìn thấy và chạm một quả cà chua thật thay vì chỉ là lát mỏng trên bàn ăn hay hình ảnh trên ti vi, được chạm vào và trực tiếp cảm nhận sẽ giúp con ghi nhớ tốt hơn, khám pнá ra nhiều điều thú vị hơn.
Trải nghiệm hương vị
Cho con ăn thử nhiều hương vị từ nhỏ sẽ giúp con lớn lên tránh được thói kén ăn. Ít nhất con sẽ kêu ca cái này không biết ăn, cái kia chưa từng ăn nên không thử…
Trải nghiệm hương vị cần được dạy dần từ giai đoạn ăn dặm, trước nhất là nhận biết hương vị nguyên bản của thực phẩm, sau là tiến dần đến các vị như ngọt, mặn, chua, đắng, chát, cay… Cùng con vào bếp và cùng nhau nêm nếm thức ăn là một hoạt động thú vị dành cho các mẹ, vừa chơi vừa dạy con.
Trò chơi giáo dục
Kỹ năng thiết thực cuộc sống cần dạy con nằm ngay trong những trò chơi hàng ngày. Thay vì cho con chơi những trò vô nghĩa, chỉ cần cha mẹ chú ý một chút, chọn cho con những trò chơi có ý nghĩa như trò chơi dạy lễ phép, trò chơi rèn tinh thần hợp tác, trò chơi đóng vai… sẽ rất tốt cho sự pнát triển của trẻ.
Theo tin5s.net