Hay có thể hiểu, cha mẹ không nhất thiết phải dạy con phải biết tự xử lý mọi việc trên đời, bạn chỉ cần giúp con hiểu rằng, tuy nhỏ, con vẫn có khả năng đem lại những đóng góp tích cực đến xung quanh , và cho cả bản thân mình. Từ đó, con sẽ tự giác biết sống có trách nhiệm.
Dưới đây là 15 mẹo nhỏ giúp trẻ rèn luyện thói quen sống trách nhiệm mỗi ngày. Xin lưu ý rằng danh sách này được xây dựng dựa trên khả năng tự kiểm soát của trẻ, chứ không phải danh sách những việc mà chúng ta muốn con cái làm. Lí do là vì, khi chúng ta chỉ chăm chăm nhìn vào những việc mà con “nên” làm, chúng ta sẽ vô tình đặt ra những luật lệ và áp đặt cho con. “Bây giờ, con nên đi thu dọn đồ chơi của mình ngay!”. Ngược lại, nếu chúng ta dạy con với mong muốn tập cho con biết chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình, và hỗ trợ con khi cần thiết, trẻ sẽ dần dần hình thành thái độ sống trách nhiệm hơn. Thay vì suy nghĩ “phải có trách nhiệm”, con sẽ chủ động tự biết chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Đây chỉ là một thay đổi nhỏ, nhưng sẽ có thể đem lại hiệu quả hoàn toàn khác.
1. Dạy trẻ hiểu rằng con luôn phải là người dọn dẹp những thứ mình đã bày ra
Ban đầu bạn có thể giúp đỡ con, cho tới khi con có thể tự mình dọn dẹp. Trẻ sẽ học nhanh hơn nếu được cha mẹ khích lệ thay vì la mắng. Hãy khuyến khích con giúp đỡ mình một tay: khi bạn cầm lấy một chiếc giẻ lau, hãy đưa cho trẻ thêm một chiếc, mặc dù một mình bạn tự làm có khi sẽ dễ dàng hơn. (Và làm một mình thường lúc nào cũng dễ dàng hơn). Chỉ cần bạn đừng tỏ ra giận dữ, trẻ không bị lo sợ, các em sẽ muốn giúp bạn dọn dẹp để sửa lại lỗi sai của mình.
Khi con làm đổ sữa ra sàn, hãy nói: “Không sao, chúng ta có thể dọn mà”, và nhờ con giúp đỡ mình dọn dẹp. Khi trẻ quăng giày dép bừa bãi, hãy nhặt lại đưa cho con và nhẹ nhàng nói: “Chúng ta luôn để đồ đạc của mình gọn gàng, đúng không nào?” Khi được dạy với một thái độ nhẹ nhàng và tích cực, và thường xuyên được khích lệ bằng những câu nói như “Chúng ta luôn có thể tự dọn dẹp mà”, “Đừng lo, mẹ sẽ giúp con…”, “Đây là giẻ lau của con, mẹ sẽ lấy miếng lau chén…”, trẻ sẽ ngừng than vãn và dần dần hình thành thái độ tự giác dọn dẹp đồ đạc của mình.
2. Trẻ em thích có cơ hội được giúp đỡ người lớn
Tất cả mọi đứa trẻ dù ở độ tuổi nào, đều có thể giúp đỡ người lớn bằng cách này hay cách khác. Hãy cùng con thảo luận xem tuổi của con có thể làm được những gì, và đưa ra lời khuyến khích mỗi khi con giúp đỡ một ai đó. Đó có thể chỉ đơn giản là khi con đối xử tốt với anh chị em trong nhà, hay là khi con hát cho người lớn nghe. Dù là hành động nào, khi được cha mẹ ghi nhận, trẻ sẽ càng có động lực để tiếp tục làm điều đó hơn.
Càng lớn lên, trẻ sẽ càng có thể làm được nhiều thứ, cả trong nhà lẫn khi ra ngoài. Trẻ cần được phát triển cả hai loại trách nhiệm: trách nhiệm tự chăm sóc bản thân, và trách nhiệm đối với gia đình. Nghiên cứu cho thấy rằng những đứa trẻ biết giúp đỡ việc nhà sẽ có xu hướng biết giúp đỡ người khác hơn so với những đứa trẻ chỉ biết chăm sóc bản thân mình. và cho những ảnh hưởng của mình đến thế giới xung quanh?
Cha mẹ hãy bắt đầu bằng việc xem hành động có trách nhiệm là một niềm vui đối với con trẻ chứ đừng tạo gánh nặng lên vai con. Tất cả trẻ em đều muốn tỏ ra mình là người có trách nhiệm – mạnh mẽ và có thể tự mình làm được tất cả mọi việc. Điều này tác động lên lòng tự trọng của con và giúp con thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn. Trẻ em không thích bị người lớn
Dĩ nhiên, chúng ta không thể kỳ vọng trẻ phải có thái độ biết giúp đỡ người khác chỉ trong một thời gian ngắn. Để làm được như vậy, đòi hỏi cả một quá trình khích lệ, động viên trẻ hành động, tuỳ thuộc vào lứa tuổi của em. Ví dụ, trẻ nhỏ có thể giúp mẹ xếp khăn lên bàn, trẻ ba tuổi có thể sắp xếp bàn ghế, bốn tuổi có thể giúp phân loại quần áo, hay năm tuổi có thể giúp chải lông cho thú cưng. Trẻ sáu tuổi đã có thể dọn bàn ăn, bảy tuổi có thể tưới cây, và tám tuổi có thể gấp quần áo.
3. Đừng quên rằng không có đứa trẻ nào tự thân thích “làm việc nhà”
Nếu bạn không muốn con nghĩ rằng giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà là một trách nhiệm “nặng nhọc”, đừng bắt con làm việc nhà mà không có người lớn cho đến khi trẻ đã thật sự quen làm việc đó và không còn cảm thấy khó khăn.
Mục đích ở đây không phải là làm cho xong việc nhà, mà là giúp con hình thành thái độ sống trách nhiệm và vui vẻ tự nguyện làm việc nhà mà không bị ép buộc. Hãy biến việc nhà thành một công việc vui vẻ. Đưa ra những hướng dẫn cụ thể, làm mẫu trước cho con, và giúp đỡ con khi cần. Hãy tự nhắc nhở bản thân rằng trong mỗi công việc đều có thể có niềm vui để giúp trẻ cảm nhận được niềm vui đó, đồng thời cho con cảm nhận được sự hài lòng mỗi khi hoàn thành một công việc nào đó. Dần dần, con sẽ tự giác làm những việc này mà không cần sai bảo. Khi trẻ không cảm thấy việc nhà là “làm việc”, con sẽ hứng thú và tự giác hơn.
4. Tạo điều kiện để trẻ “tự làm” và “giúp đỡ”, dù điều đó có thể khiến bạn thêm bận rộn
Để trẻ tự làm bao giờ cũng “thêm việc” cho cha mẹ. Tuy nhiên, trẻ em thường thích tự mình làm mọi thứ, và khi chúng ta hỗ trợ thay vì làm giùm con, trẻ sẽ dần học được thói quen tự lập và có trách nhiệm. Vì vậy, thay vì cố gắng tự mình làm hết mọi thứ cho nhanh, hãy cho phép trẻ được giúp đỡ bạn. Làm cùng con sẽ giúp trẻ tự khám phá được niềm vui và sự thích thú vì được đóng góp, đó mới là điều còn quan trọng hơn cả làm việc nhà cho nhanh chóng hay hoàn hảo.
5. Thay vì ra lệnh, hãy cố gắng lắng nghe ý kiến của con
Ví dụ, mỗi buổi sáng trước khi đến trường, thay vì gào thét “Đánh răng lẹ đi con! Con đã soạn cặp xong hết chưa? Đừng quên bỏ bữa trưa vào cặp!”, bạn có thể hỏi “ Con cần làm gì tiếp theo trước khi đi đến trường nào?” Mục đích là để con ghi nhớ danh sách những công việc cần làm để chuẩn bị đi học, thay vì ra rả nhắc nhở con. Qua nhiều buổi sáng, trẻ sẽ có thể tự ghi nhớ và chủ động sắp xếp công việc của mình.
6. Hình thành thói quen và cách sống có tổ chức
Đây là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng giúp trẻ có ý thức tự lập và biết tự mình hoàn thành những công việc hàng ngày. Bắt đầu từ những thói quen đơn giản như biết tự dọn giường sau khi thức dậy, vệ sinh cá nhân trước khi đến trường, dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi xong… sẽ là nền tảng giúp trẻ dễ dàng hình thành thói quen tự giác học tập khi em lớn lên. Bên cạnh đó, con cũng học được những kỹ năng sống cơ bản khi được tham gia vào thói quen sinh hoạt của cả nhà hằng ngày như biết tự giặt quần áo, làm những món ăn đơn giản.
7. Dạy con biết chịu trách nhiệm khi đối xử với người khác
Khi trẻ cãi nhau hay làm tổn thương anh chị em của mình, đừng ép buộc con phải xin lỗi. Bởi cho dù có xin lỗi, con cũng không thực sự hối lỗi, và lời xin lỗi của con cũng không thể xoa dịu được “nạn nhân”. Thay vào đó, hãy trò chuyện và lắng nghe xem điều gì đã khiến con tức giận đến mức làm tổn thương người khác.
Khi con đã cảm thấy khá hơn, hỏi xem con có thể làm gì để làm hoà. Đến lúc đó, con có thể đã sẵn sàng để xin lỗi. Hoặc lỡ như con không muốn xin lỗi vì xấu hổ, vẫn có những hành động khác con có thể làm để chuộc lỗi, như đọc cho em nghe một câu chuyện trước khi đi ngủ, hay giúp chị dọn dẹp chén bát, hay đơn giản là tặng anh chị em mình một cái ôm. Điều quan trọng nhất là giúp trẻ hiểu được rằng, con sẽ phải chịu trách nhiệm về những gì con đối xử với người khác, và đôi khi con phải dũng cảm sửa chữa lỗi lầm mà con đã gây ra. Và bởi vì bạn không ÉP BUỘC con phải chuộc lỗi, con sẽ cảm thấy mình có thể được chọn cách sửa lỗi, khiến con cân bằng về mặt cảm xúc hơn, đồng thời cũng hình thành lối suy nghĩ có trách nhiệm hơn.
8. Khuyến khích con tự chi trả cho những thứ mình làm hư hỏng
Khi trẻ phải tự trích ra từ tiền tiêu vặt của mình để chi trả cho những thứ con làm hư hay làm mất như mất sách vở, đồ chơi, làm vỡ cửa kính… con sẽ biết trân trọng và có ý thức giữ gìn đồ vật của mình hơn.
9. Đừng vội vã giúp con giải quyết tất cả mọi vấn đề
Cha mẹ nên luôn sẵn sàng để cho con lời khuyên hay giúp con vượt qua nỗi sợ hãi, để đảm bảo rằng con không chùn bước trước khó khăn. Tuy nhiên, hãy cố gắng để con tự mình giải quyết vấn đề, cho dù đó là việc phải nói lời xin lỗi hay việc phải tự sửa chữa lỗi lầm của mình.
10. Cha mẹ hãy là những tấm gương mẫu mực biết sống trách nhiệm
Thể hiện thật cụ thể cho con thấy bạn sống có trách nhiệm như thế nào: “Mẹ biết phải mang đống rác này về tận nhà thật phiền phức, nhưng ở đây không có thùng rác và chúng ta không nên xả rác.” “Biển hiệu này chỉ rõ chỗ này là dành cho người khuyết tật, vậy nên dĩ nhiên chúng ta không thể ngồi đây được rồi.” Giữ lời hứa với trẻ, và đừng tìm cớ thoái thác. Nếu bạn đã hứa sẽ mua tập vở cho con, hay sẽ chơi game với con vào cuối tuần mà không giữ lời, làm sao con có thể sống trách nhiệm và biết giữ lời hứa với bạn ở chiều ngược lại?
11. Đừng bao giờ mắng con là “vô trách nhiệm”
Đừng bao giờ mắng con là “vô trách nhiệm”, bởi vì phần lớn những gì cha mẹ gán mác lên con cái rất có khả năng sẽ trở thành sự thật bởi sự tự kỉ ám thị. Thay vào đó, hãy dạy con làm thế nào để sống có trách nhiệm. Ví dụ nếu con hay làm mất đồ đạc, dạy con đi đến bất cứ đâu cũng nhớ dành thời gian kiểm tra lại đồ đạc trước khi ra về – ở trường, ở nhà bạn, hay nơi tập thể thao.
12. Dạy trẻ tự lên thời gian biểu cho mình
Điều này nghe thì có vẻ như quá mức cần thiết, nhưng ở thế kỉ 21 đầy bận rộn này, đây lại là một trong những kỹ năng quan trọng mà trẻ nên nắm vững trước khi lên cấp 3. Điều này đảm bảo con có thể kiểm soát mọi thứ mà không sai sót. Bạn chỉ cần lấy một mảnh giấy, liệt kê những khung thời gian trong ngày ở bên trái, và cùng con lên kế hoạch những việc con phải làm trong tuần. Đó có thể là giờ tập bóng rổ, giờ học đàn, sinh nhật của bạn, cũng như là tất cả những bước cần chuẩn bị cho bài tập khoa học của con – như đi mua sắm vật liệu, thiết kế núi lửa, viết mô tả và in ra bài tập Việc trong tuần còn là thời gian đi ăn kem cùng bố, thời gian thư giãn và nghe nhạc. Nhiều đứa trẻ nhận thấy việc lên thời gian biểu rõ ràng sẽ giúp các em bớt căng thẳng hơn, bởi các em sẽ biết khi nào phải làm cái gì. Quan trọng hơn, thời gian biểu sẽ dạy trẻ biết quản lý thời gian và chịu trách nhiệm cho những gì con đã cam kết.
13. Cho con trải nghiệm “Muốn ăn thì lăn vào bếp”
Mọi đứa trẻ đều nên được trải nghiệm cảm giác làm việc để kiếm tiền, nhờ vậy các em sẽ học được những bài học vô cùng thực tế từ thế giới thực.
Bạn có thể thử bằng cách cho con lên 8 của mình thêm tiền tiêu vặt nếu con tự giác làm những việc con không thường làm (như rửa xe, nhổ cỏ trong vườn), sau đó khuyến khích con thử mở rộng khu vực “kinh doanh” của mình đến những người hàng xóm (giúp dắt chó đi dạo hay cào tuyết vào mùa đông), hoặc giúp mẹ trông em nếu như trẻ đã đủ lớn, và cuối cùng là tìm kiếm các công việc làm thêm sau giờ học hay vào mùa hè. Trải nghiệm tự mình làm ra đồng tiền sẽ dạy trẻ rất nhiều về tinh thần sống trách nhiệm cũng như có được những kinh nghiệm sống đáng quý bên ngoài.
14. Xây dựng văn hoá “không đổ lỗi” trong gia đình
Chúng ta thường có xu hướng tìm ai đó để đổ lỗi mỗi khi sự việc đi sai hướng, như thể hành động đổ lỗi có thể giải quyết vấn đề hay rũ bỏ trách nhiệm của mình đối với sự việc. Trên thực tế, chính tâm lý thích đổ lỗi khiến chúng ta có xu hướng dè chừng và cảnh giác trước người khác – để tìm cách bắt bẻ họ, thay vì thực sự giải quyết vấn đề. Đó là lý do hàng đầu của việc vì sao những đứa trẻ lại nói dối cha mẹ. Tệ hơn là, khi cha mẹ khiển trách trẻ, các em sẽ tìm đủ mọi lý do để chứng minh mình không có lỗi – hay ít nhất tự con cũng nghĩ rằng con không có lỗi – và vì vậy con không cảm thấy mình cần phải có trách nhiệm, dẫn đến việc vi phạm một lỗi rất nhiều lần.
Đổ lỗi đi ngược lại với tình yêu thương không điều kiện. Vậy tại sao chúng ta phải đổ lỗi? Đó là để tránh cảm giác tội lỗi, và để tránh mọi sự nghi ngờ dồn về phía mình, dù rằng chúng ta cũng có một phần trách nhiệm. Lần tới, nếu bạn nhận thấy bản thân mình đang vô thức đổ lỗi cho ai đó, hãy dừng lại. Thay vì vậy, hãy dũng cảm nhận phần trách nhiệm thuộc về mình – đây chính là cách tốt nhất để thể hiện thái độ sống có trách nhiệm mà không gây thiệt hại cho bản thân (đừng quên cha mẹ chính là những người làm gương cho con cái). Sau đó, bạn sẽ thấy chúng ta sẽ luôn có những giải pháp hiệu quả hơn, so với việc chỉ biết đổ lỗi cho người khác.
15. Dạy trẻ câu nói nổi tiếng từ Eleanor Roosevelt, trở thành một cá thể có trách nhiệm không chỉ là quyền, mà còn là nghĩa vụ của mỗi người chúng ta
(Remember always that you not only have the right to be an individual, you have an obligation to be one.)
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người vĩ đại và dám trở nên khác biệt đều là những người biết sống có trách nhiệm bất kể hoàn cảnh. Chúng tôi tin rằng, đó cũng là tinh thần mà bạn muốn dạy dỗ cho con em của mình.
Nguồn: Aha! Parenting
Theo blog.e2.com.vn